Trước tiên mọi người cần nắm qua được cấu tạo cơ bản và cơ chế hoạt của điều hòa: một chiếc điều hòa như các bạn thấy bao giờ cũng gồm 2 hệ thống máy được đặt trong và ngoài nhà, đó là dàn nóng ( dàn ngưng ) đặt ngoài và dàn lạnh ( dàn bay hơi ) đặt trong phòng, giữa 2 dàn mày này có hệ thống dây nối gồm có các đường ồng hút và dẫn khí gas nén.
Hình ảnh cho thấy tương đối rõ cấu tạo và cơ chế hoạt động của điều hòa
Hình ảnh cho thấy tương đối rõ cấu tạo và cơ chế hoạt động của điều hòa

Với một hệ thống điều hòa thì dàn nóng là nơi tiêu thụ điện chính. Trong dàn nóng này, máy nén là bộ phận quan trọng nhất và cũng có công suất lớn nhất, ngốn điện nhất,nó có nhiệm vụ bơm và nén khí gas lạnh từ áp suất thấp lên áp suất cao rồi được đưa đi vào dàn lạnh nhằm hạ nhiệt độ nóng trong phòng sau đó gas lỏng bay hơi lại được máy nén hút về để bơm tiếp cho một chu trình mới. Máy nén có tầm quang trọng như một "quả tim" của điều hòa vậy. Phần này mọi người không cần hiểu quá rõ cũng được, quan trọng là ta đang đi tìm hiểu về Inverter ở phần sau.
Do máy nén có công suất rất lớn và là nguyên nhân gây tiêu thụ điện chính trong điều hòa nên các nhà sản xuất đã tìm ra cách thức giảm điện năng tiêu thụ của điều hòa bằng việc giảm điện năng tiêu thụ của máy nén, không có cách nào khác là giảm công suất của máy nén nhưng không làm giảm hiệu năng. Đó chính là mục đích của Inverter - Giảm công suất hoạt động nhưng hiệu năng sử dụng không đổi, thậm chí có phần tốt hơn.
Inverter có nghĩa là biến tần ( thay đổi tần số)trong máy nén điều hòa có sử dụng các bảng mạch biến tần;
* Với những máy không có biến tần: Lấy ví dụ khi chúng ta thiết lập nhiệt độ trên điều khiển là 23 độ C, máy sẽ chạy với một công suất không đổi một mạch cho tới khi đạt đến nhiệt độ yêu cầu, sau đó rơ-le ngắt để máy nèn nghỉ ngời. Trong thời gian nghỉ này dàn lạnh sẽ chỉ có quạt gió hoạt động mà không có tác dung làm lạnh, do không được làm lạnh nên với tác dụng của nhiệt độ rất nóng bên ngoài phòng sẽ làm cho nhiệt độ trong phòng nóng dần lên, cho đến khi độ chênh lệch nhiệt với nhiệt độ được thiết lập khoảng 1-2 độ C thì rơ-le sẽ đóng cho máy chạy tiếp tới khi đạt lại được nhiệt độ thiết lập rồi nghỉ. Như vậy :
- Máy nén chỉ hoạt động ở 2 chế độ On và Off (đóng và ngắt).
- Khi hoạt động thì luôn chạy ở công suất tối đa.
- Điện năng tiêu thụ cho mỗi lần máy khởi động lại từ đầu là rất lớn.
* Với máy có biến tần ( có Inverter): Khi chúng ta thiết lập nhiệt độ cần đạt được trong phòng, máy sẽ tăng dần công suất hoạt động cho tới khi đạt được nhiệt độ đó. Khi đạt tới được nhiệt độ này bộ biến tần sẽ tự động giảm tần số cấp vào máy nén, có nghĩa là sẽ làm giảm tốc độ máy nén. Do luôn được hoạt động ở tần số thấp nên khả năng duy trì nhiệt độ trong phòng là rất tốt mà không phải ngắt hẳn động cơ cho nghỉ hoàn toàn.
Ta có thể thấy được:
- Với Inverter máy sẽ luôn chạy đều đặn ở mức công suất thấp, hạn chế được điện năng dư thừa so với máy không inverter luôn phải chạy ở mức tối đa.
- Loại bỏ được hao phí điện ở giai đoạn khởi động máy do bỏ được chu trình tắt mở máy liên tục.
- Nhiệt độ trong phòng luôn được duy trì ở mức ổn định, chênh lệch nhiệt thường không vượt quá 0.5 độ C ( so với 1, 2 độ ở máy không có inverter ), điều này giúp người sử dụng luôn cảm thấy dễ chịu.



Mình họa cho thấy khác nhau giữa điều hòa không có inverter với có inverter
Mình họa cho thấy khác nhau giữa điều hòa không có inverter với có inverter

Nguồn: IE