Nồi cơm điện thì thường gặp những bệnh sau đây
1:cắt sớm(dẫn đến cơm ko chín)
Cắt muộn hoặc ko cắt dẫn đến cháy cơm và đứt cầu trì
Thường 2 trường hợp này do bị hỏng rơle nhiệt
Cách khắc phục tốt nhất là mua rơle mơi về thay nếu ko có điều kiện thì ta chỉnh sửa như sau
Cắt sớm ta sẽ bẻ cong cái cần lên trên,mục dích làm giảm áp lực của lò so (được nối với rơle từ nốt ấn)
Cắt muộn thì làm thao tác ngược lại
2:nếu cắm điện nồi vẫn báo nguồn nhưng nồi ko nóng thì kiểm tra mâm nấu xem có bị đứt hay ko,sau đó kiểm tra tiếp cái công tắc hành trình có 2 tiếp điểm NC và NO xem có vấn đề gì ko
Trương hợp cắm nguồn nhưng ko có đèn báo thì 90% nồi bị đứt cầu trì,lần từ nguồn vào có 1 con cầu trì thường được giấu trong 1 ống ghen và bắt cố định vào nồi(trường hợp này thường bị thêm cả bệnh cắt muộn)
Cách thử sau khi sửa tốt nhất là bỏ 1 ít nước vào nồi nấu cho sôi (đảm bảo khi sôi nước đang còn thì nồi ko được nhẩy lên nấc ủ cơm)Trường hợp nồi nhẩy khi nước đang còn hoặc chưa sôi thì làm theo cách 1
Sau đó đổ hết nước đi và cắm nồi ko nhớ bấm giờ(nồi còn tốt thì khoảng 6p là sẽ nhẩy lên nấc ủ)trương hợp ko nhẩy thì làm theo cách 2
trường hợp đít nồi cong lên thì nồi sẽ cắt sớm và ngược lại cong xuống sẽ cắt muộn
trong nồi cơm điện có 1 tiếp điểm thường mở. khi ta ấn xuống tiếp điểm đó đóng lại cấp nguồn cho sợi đốt(mâm điện) làm việc. khi cơm chín rơle bị mất từ tính (do nam châm vĩnh cửu bị nung nóng làm mất từ tính) lực loxo thắng lực hút của nam châm vĩnh cửu đẩy tiếp điểm thường mở về vị trí cũ(hay còn gọi là chế độ ủ) trường hợp ấn cần gạt xuống, đèn WARM chuyển sang HOT, nhưng được một lúc thì đèn đèn WARM sáng, đèn HOT tắt, cần gạt không tự nhảy được và cơm sống là do tiếp điểm thường mở đó lâu ngày bị han rỉ tiếp xúc kém nên bạn cắm cơm 1 lúc nồi cơm tự động chuyển về chế độ ủ