Tại sao thức ăn, đồ uống để vào lò vi sóng có khi chóng nóng có khi lâu nóng ?
Lò vi sóng có bộ phận phát ra sóng điện từ tần số cỡ 2500 MHz tức là bước sóng cỡ
trên 10cm. Sóng điện từ tần số này là vào cỡ sóng vi ba dùng trong vô tuyến điện.
Sóng mạnh cỡ 500 W, tương đối tập trung vào khoảng giữa lò.
http://trinhdienlanh.blogspot.com/search/label/s%E1%BB%ADa%20ch%E1%BB%AFa%20l%C3%B2%20vi%20s%C3%B3ng

Trong sóng điện từ có sự lan truyền dao động của vectơ điện trường. Thức ăn, đồ
uống thường có chứa những phân tử bị phân cực thí dụ nước gồm có hyđrô và ôxy
trong phân tử nước hyđrô mang điện dương còn ôxy mang điện âm, cả phân tử là một
lưỡng cực điện. Dưới tác dụng điện trường, lưỡng cực điện có xu hướng quay dọc
theo vectơ điện trường. Khi điện trường thay đổi chiều, các lưỡng cực điện cũng thay
đổi chiều theo, quá trình này luôn luôn bị trễ, bị tổn hao vì ma sát, tỏa nhiệt. Sự tổn
hao, tỏa nhiệt này rất phụ thuộc vào phân tử gì, lưỡng cực điện lớn hay nhỏ chung
quanh lưỡng cực có những phân tử gì v.v...
Thí dụ ly cà phê có một ít đường thì rất chóng sôi, bánh mì có phết ít bơ thì bơ rất
chóng nóng chảy...